Đinh Thị Ngọc Bích - 30/05/2017
CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CÁC LOẠI SẸO?
Tình trạng viêm trên da (mụn) sẽ là tác nhân gây hình thành sẹo ở các mức độ khác nhau. Tình Trạng viêm càng nặng, thì nguy cơ để lại sẹo càng cao. Các loại mụn ở cấp độ nặng như: mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ thường để lại sẹo sau quá trình trị liệu. Các loại mụn ở cấp độ nhẹ như: mụn đầu trắng, mụn đầu đen do chỉ gây tổn thương ở lớp thượng bì của da, không gây tổn thương trên mô da nên thường không để lại sẹo.
2. CÓ MẤY LOẠI SẸO?
Sẹo thường được phân chia làm 2 loại:
- Sẹo lồi: được hình thành khi cơ chế sản sinh quá nhiều collagen để sửa chữa, tái tạo mô da, tạo ra một khối lớn trên bề mặt hay còn gọi là sẹo phì đại hoặc sẹo lồi và thường xảy ra trên cơ địa da dễ bị sẹo lồi.
- Sẹo lõm (sẹo rỗ): đây là loại sẹo thường gặp được hình thành khi các mô bị mất và cơ thể không sản sinh đủ collagen để làm đầy vết thương.
3. PHÂN LOẠI SẸO THEO TÊN KHOA HỌC
Sẹo mụn được phân thành 4 loại: Sẹo lồi (Hypertrophic), sẹo lõm chân đá nhọn (Ice Pick), sẹo lõm chân tròn (Rolling) và sẹo lõm chân vuông (Boxcar)
ü Sẹo lõm chân đá nhọn (Ice pick scar)
Hình dạng: Đây là loại sẹo rất sâu và hẹp (khoảng 2mm). Chân sẹo ăn sâu vào lớp trung bì và hạ bì của da. Phía ngoài bề mặt da trông như bị đâm sâu với vết kim bằng đá nhọn và nhỏ.
Quá trình hình thành: các mụn viêm sưng nằm sâu dưới da, tổ chức da bị phá huỷ. Trong quá trình liền mụn, để lại sẹo hình chữ V.
ü Sẹo lõm chân vuông (Boxcar scar)
Hình dạng: đây là sẹo với chân đáy phẳng hoặc hình ovan. Sẹo hình thành có chân sâu hoặc nông. Thường xuất hiện ở vùng hay có mụn má.
Quá trình hình thành: mụn viêm đã làm gãy, hỏng collagen khiến tổ chức da bị mấ t sự đàn hồi, không được nâng đỡ và bị lõm xuống. Lượng collagen bị mất nhiều hay ít mà sẹo hình thành nông hoặc sâu.
ü Sẹo lõm chân tròn (Rolling scar)
Hình dạng: đây dạng sẹo như sóng lượn trên một diện rộng và nông.
Quá trình hình thành: do các dải xơ hình thành sau khi lành mụn. Dải xơ này kéo theo lớp biểu bì của da xuống sâu bên dưới tạo ra.
ü Sẹo lồi (Hyper tropic scar)
Hình dạng: là những khối cứng nổi gồ thường phát triển lớn hơn so với tổn thương ban đầu.
Quá trình hình thành: ngược lại với các dạng sẹo lõm, sẹo lồi được hình thành do sự sản sinh quá mức collagen trong quá trình liền vết thương. Do đó tạo nên những khối mô phì đại, gây mất thẩm mỹ trên da.
Có một dạng nữa không phải là sẹo, nhưng các bạn bị mụn dễ nhầm đó chính là các vết thâm sau mụn hay còn gọi là tăng sắc tố da sau viêm.
ü Tăng sắc tố da (hay còn gọi là vết thâm mụn)
Đây là vùng da sau mụn viêm để lại có sắc tố da tối hơn những vùng da xung quanh. Tế bào Melanocytes ở lớp đáy thượng bì là nơi sản xuất nhiều hắc tố melanin, đây là loại sắc tố tạo nên màu sắc của da. Khi da tổn thương sẽ bị vi khuẩn mụn tấn công, cùng với tác động của các tia tử ngoại (UVA, UVB), Melanocytes sẽ bị hoạt động quá mức bình thường, điều này sẽ kích thích các hắc sắc tố dưới da khiến vùng da bị mụn đen, sậm hơn so với vùng da xung quanh. Bên cạnh đó. lớp hình thành làm liền vết mụn còn non và dễ bị thâm sạm, đen hơn khi tiếp xúc và chịu tác động của ánh nắng mặt trời.
Để có được tư vấn về giải pháp trị liệu hiệu quả nhất cho từng loại sẹo. Xin liên hệ theo thông tin:
🏠Hệ thống Thẩm Mỹ Viện NGỌC BÍCH:
Số 44 Sơn Lộc - Sơn Tây - Hà Nội - Hotline: 0985207563
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: